Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa

Hội Ðồng Tòa Thánh Về Ðối Thoại Liên Tôn

 

CHÚA GIÊSU KITÔ

ÐẤNG CHẤT CHỨA NƯỚC SỰ SỐNG

Một Suy Tư Của Kitô Giáo Về "Thời Mới"

 

(Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch)

 

                   Nội Dung                               

                

Lời Mở Ðầu

 

Chương Một

1.   Những Gì Cần Chia Sẻ

1.1.   Tại Sao Lại Bây Giờ?

1.2.   Những Thứ Truyền Thông

1.3.   Bối Cảnh Văn Hóa

1.4.   Thời Mới và Ðức Tin Công Giáo

1.5.   Một Thách Ðố Tích Cực

 

Chương Hai

2.  Linh Ðạo Thời Mới: Tổng Quan

2.1. Những Gì Mới về Thời Mới

2.2. Những Gì Thời Mới Muốn Cống Hiến?

2.2.1.  Vấn Ðề Giải Trí: Cần Phải Có Một Vị Thiên Thần

2.2.2.  Vấn Ðề Hòa Hợp và Hiểu Biết: Những Giao Cảm Ðẹp

2.2.3.  Vấn Ðề Sức Khỏe: Sống Vàng Son

2.2.4.  Vấn Ðề Toàn Thể: Một Cuộc Du Hành Huyền Nhiệm Ảo Thuật

2.3.  Những Nguyên Tắc Nồng Cốt Nơi Tư Tưởng Thời Mới

2.3.1.   Việc Ðáp Ứng Toàn Cầu Trong Một Thời Ðiểm Khủng Hoảng

2.3.2.   Nguồn Gốc Chính Yếu của Tư Tưởng Thời Mới

2.3.3.   Những Ðề Tài Chính Yếu của Thời Mới

2.3.4.   Thời Mới Nói Gì Về

2.3.4.1.  ... Con Người?

2.3.4.2.  ... Thiên Chúa?

2.3.4.3.  ... Thế Giới?

2.4. "Những Dân Cư Huyền Thoại Hơn Là Lịch Sử": Thời Mới và văn Hóa

2.5. Tại Sao Thời Mới Phát Triển Quá Nhanh và Lan Tràn Thật Hiệu Nghiệm?

 

Chương Ba

3.   Thời Mới và Linh Ðạo Kitô Giáo

3.1.  Thời Mới Như Là Một Linh Ðạo

3.2.  Khuynh Hướng Mị Ngã Thiêng Liêng?

3.3.  Một Ðức Kitô của Vũ Trụ

3.4.  Thần Bí Kitô Giáo và Thần Bí Thời Mới

3.5.  Vị Thiên Chúa Nội Tại và Hữu Thần Thuyết

 

Chương Bốn

4.  Thời Mới và Ðức Tin Công Giáo Tương Phản

 

Chương Năm

5.  Chúa Giêsu Kitô Cống Hiến Cho Chúng Ta Thứ Nước Sự Sống

 

Chương Sáu

6.  Những Ðiểm Ghi Nhận

6.1.  Việc Hướng Dẫn và Huấn Luyện Lành Mạnh Cần Thiết

6.2.  Những Bước Thực Tế

 

Chương Bảy

7.  Phụ Lục

7.1.  Một Số Công Thức Ngắn của Các Tư Tưởng Thời Mới

7.2.  Những Thích Ngữ Chọn Lọc

7.3.  Những Ðịa Ðiểm Thời Mới Chính

 

Chương Tám

8. Nguồn Tài Liệu

8.1. Văn Kiện của Huấn Quyền Giáo Hội Công Giáo

8.2.  Những Nghiên Cứu của Kitô Hữu

 

Chương Chín

9. Thư Mục Chung

9.1. Một Số Sách Thời Mới

9.2. Những Tác Phẩm về Lịch Sử, Diễn Tả và Phân Tích

 

Lời Mở Ðầu

 

Bản nghiên cứu này liên quan tới hiện tượng phức tạp "Thời Mới" đang ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền văn hóa hiện đại.

Bản nghiên cứu này là một bản tường trình tạm thời. Nó là hoa trái của việc suy tư chung của Nhóm Hoạt Ðộng Về Những Trào Lưu Mới Về Tôn Giáo, bao gồm những nhân viên thuộc các phân bộ khác nhau của Tòa Thánh: đó là Các Hội Ðồng Tòa Thánh Về Văn Hóa và Về Ðối Thoại Liên Tôn (những biên tập viên chính soạn thảo đề án này), Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Nước và Hội Ðồng Tòa Thánh Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo...

Ấn bản này nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải hiểu biết Thời Mới như là một trào lưu văn hóa, cũng như nhu cầu cần các người Công Giáo có một kiến thức về tín lý và tu đức Công Giáo chân thực để thẩm định một cách thích đáng các vấn đề của Thời Mới. Hai chương đầu trình bày Thời Mới như là một thứ khuynh hướng về văn hóa đa diện, bằng cách nêu lên những phân tích liên quan đến các nền tảng căn bản về tư tưởng được đề cập đến theo ý nghĩa này. Từ Chương Ba trở đi chất chứa những nhận định để khảo sát Thời Mới so sánh với sứ điệp Kitô Giáo. Một số đề nghị có tính cách mục vụ cũng được nêu lên.

... Chúng tôi thực sự xác tín rằng qua nhiều người đường thời của chúng ta là thành phần đang tìm kiếm, chúng ta có thể thấy được một nỗi khát khao thật sự đối với Thiên Chúa. Như Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói cùng một nhóm giám mục Hoa Kỳ rằng: "Các vị mục tử phải thành thực hỏi rằng các vị đã đuẻ chú trọng để nỗi khát khao của tâm can con người đối với 'nước hằng sống' chân thực là những gì chỉ một mình Chúa Kitô Cứu Chuộc mới có thể ban phát (cf Jn 4:7-13)". Như Ðức Giáo Hoàng, chúng tôi cũng muốn cậy dựa "vào tính cách mới mẻ vĩnh tồn của sứ điệp Phúc Âm cũng như vào khả năng của Phúc Âm trong việc biến đổi và canh tân những ai chấp nhận Phúc Âm" (AAS 86/4, 330).

 

 

Chương Một

 

NhỮng Gì CẦn Chia SẺ?

 

... Bản văn kiện này giúp hướng dẫn những ai tham gia công việc mục vụ để họ có thể hiểu biết và đáp ứng trước linh đạo Thời Mới, cả bằng việc nêu lên những điểm linh đạo này phản nghịch với đức tin Công Giáo và bác bỏ những chủ trương của các tư tưởng gia Thời Mới đối ngược với đức tin Kitô Giáo...

1.1   Tại Sao Lại Bây Giờ?

Thiên Niên Kỷ Thứ Ba mở màn chẳng những sau 2000 năm Chúa Kitô giáng sinh, mà còn là một thời điểm được các chiêm tinh gia cho là Thời Song Ngư (Age of Pisces), đối với họ cũng là thời Kitô Giáo, đang khép lại. Những chia sẻ này là những chia sẻ về Thời Mới, một thời điểm lấy tên gọi của mình từ Thời Bảo Bình của chiêm tinh học sắp sửa xẩy ra. Thời Mới là một trong những thứ dẫn giải cho thấy tầm quan trọng của thời điểm lịch sử này đây, một thời điểm đang tới tấp tấn công nền văn hóa hiện đại (đặc biệt là nền văn hóa tây phương), và khó thấy được rõ ràng những gì hợp hay bất hợp với sứ điệp Kitô Giáo. Bởi vậy có thể đây đúng là lúc cần phải cống hiến một cuộc thẩm định tổng quan về tư tưởng Thời Mới và phong trào Thời Mới.

Vấn đề vẫn được nói, hoàn toàn đúng, là trong những ngày này có nhiều người cảm thấy bâng khuâng giữa những gì là chắc chắn và không chắc chắn, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới căn tính của họ (Paul Heelas, The New Age Movement. The Celebration of the Self and the Sacralization of Modernity, Oxford (Blackwell) 1996, p. 137.). Một số cho rằng Kitô Giáo là đạo có tính cách phụ hệ và độc đoán, rằng các cơ cấu chính trị không thể cải tiến thế giới, và ngành y khoa chính thức về việc chữa trị theo kiểu đối chứng chỉ thất bại trong việc hiệu nghiệm chữa lành con người. Vấn đề đó là những gì một thời đã từng là các yếu tố chính yếu trong xã hội thì giờ đây lại được coi như không còn đáng tin cậy nữa hay không còn thẩm quyền thực sự nữa, đã tạo nên một bầu khí khiến con người nhìn vào nội tâm, vào chính mình, để tìm kiếm ý nghĩa và sức mạnh. Ngoài ra còn có cả một cuộc kiếm tìm những cơ cấu thau thế nữa, những cơ cấu thay thế được con người hy vọng rằng sẽ đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của họ. Cuộc sống thiếu vững chắc và chao đảo của các cộng đồng thay thế thuộc thập niên 1970 đã mở đường cho một cuộc kiếm tìm nề nếp và cơ cấu là những gì hiển nhiên làm nên những yếu tố chính nơi các phong trào "thần bí" hết sức phổ thông. Thời Mới thu hút chính yếu là vì nhiều điều nó cống hiến có thể đáp ứng được những khát đói mà các tổ chức được thiết lập lại thường không làm cho con người mãn nguyện.

Nhiều điều nơi Thời Mới là phản ứng trước nền văn hóa hiện đại, nhưng có nhiều dấu hiệu vẫn cho thấy rằng nó chỉ là một đứa nhỏ của nền văn hóa này. Thời Phục Hưng và Cải Cách đã hình thành con người tây phương tân tiến, thành phần không muốn bị đè nén bởi những gánh nặng bên ngoài như thẩm quyền và truyền thống thuần túy ngoại cuộc; con người cảm thấy nhu cầu cần phải càng ít "thuộc về" những cơ cấu tổ chức (song tình trạng cô đơn lại thực là một cực hình của đời sống tân tiến), và không xu hướng về việc phân loại những phán đoán "chính thức" về mình. Theo thứ sùng bái nhân loại này thì tôn giáo được nội tâm hóa ở chỗ dọn đường cho một thứ cử hành cuộc linh thánh bản thân. Ðó là lý do tại sao Thời Mới chủ trương nhiều thứ giá trị liên hệ với nền văn hóa kinh doanh, với thứ "Phúc Âm thịnh đạt", cũng như với thứ văn hóa hưởng thụ, một thứ văn hóa gây ảnh hưởng rõ ràng qua con số tăng phát nhanh chóng thành phần cho rằng có thể hòa trộn Kitô Giáo với Thời Mới, bằng việc rút ra những gì hay nhất của cả hai (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 164f.). Cần phải nhớ rằng các thứ lệch lạc nơi Kitô Giáo cũng đã vượt ra ngoài thuyết hữu thần truyền thống trong việc chấp nhận một cuộc đơn phương quay về với bản thân, và điều này sẽ khuấy lên một thứ trộn lẫn các đường lối. Vấn đề quan trọng cần ghi nhận ở đây là Thiên Chúa bị hạ xuống nơi một số thực hành của Thời Mới để đề cao việc thăng hóa cá nhân.

Thời Mới hấp dẫn đối với những ai bị thấm nhập những giá trị của nền văn hóa tân tiến. Tự do, chuyên chính, tự tin và những thứ tương tự như thế tất cả đều được coi là linh thánh. Thời Mới cũng hấp dẫn cả những ai gặp rắc rối với tính cách phụ hệ. Nó "không đòi hỏi đức tin hay niềm tin nữa mà là đi coi chiếu bóng" (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 173.), song nó lại cho rằng nó làm cho con người được thỏa mãn thiêng liêng. Tuy nhiên, vấn đề chính được đặt ra ở đây là: linh đạo theo chiều hướng Thời Mới có ý nghĩa gì? Câu trả lời đó là chìa khóa để mở một số những khác nhau giữa truyền thống Kitô Giáo và nhiều cái được gọi là Thời Mới. Một số bản văn về Thời Mới nhấn mạnh đến các thứ quyền lực của thiên nhiên và tìm cách liên lạc với thế giới khác để khám phá ra số phận của cá nhân con người, hầu giúp cho cá nhân con người tìm ra đúng tần số hợp với hầu hết những người trong họ và trường hợp của họ. Hầu hết các trường hợp này cho thấy rằng chúng hoàn toàn chỉ là những gì thuộc về định mệnh thuyết. Trái lại, Kitô Giáo là một lời mời gọi hướng ngoại và trổi vượt, hướng tới "Mùa Vọng mới" của Thiên Chúa là Ðấng kêu gọi chúng ta sống cuộc trao đổi yêu thương (Cf. John Paul II, Encyclical Letter Dominum et vivificantem [18 May 1986], 53.)

1.5.   Một Thách Ðố Tích Cực

Việc thành công của Thời Mới trở thành thách đố đối với Giáo Hội. Con người cảm thấy Kitô Giáo không còn cống hiến cho họ, có lẽ chưa bao giờ ban cho họ, những gì họ thực sự cần thiết. Cuộc tìm cầu thường dẫn con người đến Thời Mới này là một nỗi khát vọng chân thực đối với một linh đạo sâu xa hơn, đối với một cái gì đó đụng chạm đến cõi lòng của họ, và đối với một đường lối giải thích hợp lý về một thế giới mơ hồ và thường xa cánh. Thời Mới có những nhận định tích cực về "chủ nghĩa duy vật của cuộc sống hằng ngày, về triết lý và thậm chí về y khoa và tâm thần; về khuynh hướng giảm thiểu, không chịu chấp nhận những cảm nghiệm tôn giáo và siêu nhiên; về thứ văn hóa kỷ nghệ của một thứ cá nhân chủ nghĩa buông thả là chiều hướng khuyên dạy sống cái tôi, chẳng màng gì tới người khác, tới tương lai và tới môi sinh" (M. Introvigne, op. cit., p. 267.). Bất cứ vấn đề nào nơi Thời Mới đều được tìm thấy nơi những gì nó cho là các giải đáp thay thế về những vấn nạn của cuộc sống. Nếu không muốn Giáo Hội bị tố cáo là điếc lác trước những khát vọng của con người thì các phần tử của Giáo Hội cần phải thực hiện hai điều: đó là hãy đẩm rễ sâu hơn vào những gì nồng cốt của đức tin mình, và hãy tìm hiểu tiếng kêu thường âm thầm trong cõi lòng của con người, những tiếng kêu dẫn họ tới một chỗ nào khác, khi họ không tìm được thỏa nguyện nơi Giáo Hội. Tất cả những điều ấy còn chất chứa một lời mời gọi hãy đến gần Chúa Giêsu Kitô hơn và hãy sẵn sàng theo Người, vì Người là đường lối thực sự dẫn đến  hạnh phúc, là sự thật về Thiên Chúa và là sự sống viên trọn cho hết mọi con người nam nữ sẵn sàng đáp lại tình yêu của Người.

 

 

Chương Hai

 

Linh ÐẠo ThỜi MỚi: TỔng Quan

 

... Thời Mới không phải là một phong trào có tính cách duy nhất và đồng nhất mà là một hệ thống lỏng lẻo bao gồm những con người thực hành đường lối suy nghĩ một cách toàn cầu nhưng hoạt động theo địa phương...

2.1.   Những Gì Mới về Thời Mới

Sau đây là những gì "mới" về Thời Mới. Nó là một "hóa giải của những yếu tố bí hiểm và trần thế" (W.J. Hanegraaff, op. cit., p. 520.). Những yếu tố ấy liên kết thành một nhận thức được chấp nhận một cách rộng rãi là đã đến lúc cần phải thực hiện một cuộc thay đổi sâu xa nơi cá nhân, trong xã hội cũng như trên thế giới. Có những biểu lộ khác nhau nơi nhu cầu thực hiện một cuộc thay đổi

- từ vật lý cơ khí của Newton sang vật lý lượng tử;

- từ tình trạng thăng hoa lý trí thuộc thời hiện đại đến tình trạng nhận thức về cảm tình, cảm xúc và cảm nghiệm (thường được diễn tả như là một đổi thay từ việc suy nghĩ theo luận lý 'của bộ óc phía bên trái' sang việc suy nghĩ trực giác của 'bộ óc phía bên phải');

- từ việc thống chế của nam tính và phụ hệ sang việc cử hành nữ tính, nơi cá nhân cũng như trong xã hội.

Theo chiều hướng ấy mới thường thấy xuất hiện từ ngữ "chuyển đổi mẫu thức". Trong một số trường hợp thì việc chuyển đổi này rõ ràng là những gì không phải chỉ đáng ước mong mà còn là những gì bất khả tránh nữa. Việc loại bỏ tính cách tân thời cho thấy niềm mong muốn chuyển đổi này không phải là 'một cái gì mới mẻ mà là những gì có thể được diễn tả như 'một thứ phục hồi mới mẻ các loại tôn giáo dân ngoại, gây ra bởi tầm ảnh hưởng hỗn hợp giữa các tôn giáo đông phương cùng các khoa tâm ý, triết lý và khoa học tân thời, với tình trạng phản văn hóa được phổ thông trong những thập niên 1950 và 1960' (Irish Theological Commission, A New Age of the Spirit? A Catholic Response to the New Age Phenomenon, Dublin 1994, chapter 3.). Thời Mới chính là chứng từ cho một thứ cách mạng về văn hóa, một phản ứng phức tạp đối với những tư tưởng và giá trị chủ yếu của văn hóa tây phương...

....... Những gì đang thực sự diễn tiến đó là một cuộc đổi thay sâu xa về vũ trụ quan chẳng những liên quan đến việc xét lại nội dung mà còn cả đến việc giải thích chính yếu quan điểm trước đây. Có lẽ điển hình nhất trong cuộc đổi thay này, liên quan giữa Thời Mới và Kitô Giáo, đó là việc hoàn toàn xét lại vấn đề về đời sống và vai trò quan trọng của Chúa Giêsu Kitô.

2.2.  Những Gì Thời Mới Muốn Cống Hiến?

 

2.2.1.  Vấn Ðề Giải Trí: Cần Phải Có Một Vị Thiên Thần

Một trong những yếu tố nơi 'linh đạo' Thời Mới đó là cái say mê về những thứ hiện tượng ngoại thường, nhất là với những thực tại huyền linh. Như những "người đồng bóng" chủ trương, dân chúng nhìn nhận rằng nhân cách của họ bị chi phối bởi một thực tại khác trong những mộng trạng ở hiện tượng Thời Mới, như "việc lên đồng" là những gì khi thực hiện người đồng bóng không thể làm chủ được thân xác cùng những quan năng của mình nữa... Những người bạn khác hay những cố vấn thuộc thế giới thần linh này là các thiên thần (thành phần đã trở thành tâm điểm của một thứ kỹ nghệ sách vở và tranh ảnh).

2.2.2.  Vấn Ðề Hòa Hợp và Hiểu Biết: Những Giao Cảm Ðẹp

Nơi Thời Mới, không có vấn đề phân biệt giữa thiện và ác. Các hành động của con người là hoa trái của việc sáng suốt ý thức hay vô thức. Bởi thế, chúng ta không thể kết án ai, và cũng chẳng có ai cần phải thứ tha cả. Tin có sự dữ chỉ khiến con người trở thành tiêu cực và sợ hãi. Vấn đề đáp ứng cho tình trạng tiêu cực đó là yêu thương. Thế nhưng yêu thương đây không phải là một thứ cần phải được thể hiện bằng các việc làm; nó là một vấn đề của những thái độ về tâm trí. Yêu thương là một năng lực, một thứ rung cảm thường xuyên nhất, và là cái bí mật sống hạnh phúc và khỏe mạnh lẫn thành công...

2.2.3.  Vấn Ðề Sức Khỏe: Sống Vàng Son

Theo quan điểm Thời Mới thì bệnh nạn và đau khổ phát xuất từ việc sống nghịch lại với tự nhiên; khi sống hợp với tự nhiên, người ta có thể sống khỏe mạnh hơn nhiều, thậm chí còn được thịnh vượng về vật chất nữa; đối với một số chuyên viên chữa lành Thời Mới thì chúng ta cũng thực sự không phải chết nữa. Vấn đề phát triển khả năng con người của chúng ta sẽ giúp chúng ta giao tiếp với thần tính nội tại của chúng ta, cũng như với những phần bản thân của chúng ta đã bị loại trừ và đàn áp. Ðiều này được thấy rõ nhất nơi Những Trạng Thái Chuyển Ðổi của Tâm Thức ASCs (Altered States of Consciousness), những trạng thái được bởi phát xuất từ việc hút sách hay từ những kỹ thuật vươn giãn tâm trí, nhất là theo chiều hướng của loại "tâm lý liên cá thể"...

Có nhiều đường lối khác nhau trong việc phát động vấn đề sức khỏe toàn diện, một số được phát xuất từ các truyền thống văn hóa cổ xưa, hoặc từ truyền thống về đạo giáo hay từ truyền thống luyện thức, một số dính dáng đến những thuyết về tâm lý được phát triển ở Esalen trong những năm 1960-1970. Việc quảng cáo liên quan đến Thời Mới bao gồm nhiều việc làm như vấn đề châm cứu, phản hồi thể lực, chỉnh gân nắn xương, vận động cơ thể, trị bệnh nhẹ liều dược, iridology, đấm bóp và những thứ khác nhau về 'thân xác vụ' (như orgonomy, Feldenkrais, reflexology, Rolfing, polarity massage, phương pháp giao chạm trị liệu v.v.), tịnh niệm và thị niệm, những trị liệu về dinh dưỡng, việc chữa lành tâm lý, những loại khác nhau về thảo dược, việc chữa lành bằng những thứ pha lê, những thứ kim loại, âm nhạc hay mầu sắc, những trị liệu về đầu thai luân hồi, sau hết là những chương trình 12 bước và những nhóm tự liệu (W.J. Hanegraaff, op. cit., pp. 54-55.). Nguồn mạch việc chữa lành được tin rằng ở nơi chính bản thân chúng ta, là điều gì đó chúng ta đạt được khi chúng ta giáo chạm với nội lực của mình hay năng lượng của vũ trụ.

2.2.4.   Vấn Ðề Toàn Thể: Một Cuộc Du Hành Huyền Nhiệm Ảo Thuật

Một trong những quan tâm chính yếu của phong trào Thời Mới là việc tìm cầu "tổng thể". Vấn đề là làm sao thắng vượt được tất cả mọi hình thức "nhị nguyên", vì những gì phân rẽ như thế là sản phẩm thiếu lành mạnh của một thứ quá khứ không được giác ngộ cho lắm. Những phân rẽ được các nhân vật Thời Mới đề cập tới cần phải thắng vượt bao gồm sự khác nhau thật sự giữa Hóa Công và tạo sinh, một sự phân biệt thực sự giữa con người với thiên nhiên, hay tinh thần với thể chất, tất cả đều được coi là sai trái như những hình thức nhị nguyên.... Vấn đề toàn diện thấm nhiễm phong trào Thời Mới, từ việc nó quan tâm đến toàn diện sinh lực đến việc nó tìm cầu một tình trạng tâm thức duy nhất, và từ việc ý thức về môi sinh đến lý tưởng về 'một hệ thống sinh hoạt' toàn cầu.

2.3.  Những Nguyên Tắc Nồng Cốt Nơi Tư Tưởng Thời Mới

2.3.1.   Việc Ðáp Ứng Toàn Cầu Trong Một Thời Ðiểm Khủng Hoảng

Vấn đề lâu dài về triết lý  của cái một và cái nhiều có một hình thức tân thời và hiện đại theo khuynh hướng muốn thắng vượt chẳng những tình trạng chia rẽ không nên không phải, mà ngay cả tính cách khác nhau và biệt phân thực sự nữa, thông dụng nhất là holism, một yếu tố chính yếu của Thời Mới và là một trong những dấu hiệu chính của những thời điểm thuộc một phần tư thế kỷ 20 vừa rồi. Rất ư là nhiều cố gắng đã được dồn vào việc nỗ lực thắng vượt tình trạng chia rẽ nơi những yếu tố mang đặc tính của một thứ ý hệ có tính cách máy móc, thế nhưng điều này đã dẫn đến một cảm quan bị bắt buộc phải lụy thuộc vào một cơ cấu toàn cầu có một thẩm quyền bán siêu việt tính. Nỗ lực này được tỏ hiện hiển nhiên nơi tiến trình biến đổi về tâm thức và phát triển về môi sinh (Michael Fuss, “New Age and Europe – A Challenge for Theology”, in Mission Studies Vol. VIII-2, 16, 1991, p. 199. )... Những gì đã thành đạt đó là việc tổng quát hóa môi sinh như là một thứ say mê với thiên nhiên và tái linh thánh hóa trái đất là vị Thổ Mẫu hay Gaia, với việc truyền bá đặc tính nhiệt thành của thứ chính trị Xanh. Tác nhân thừa hành của Trái Ðất là toàn thể loài người, và tình trạng hòa hợp cùng hiểu biết là những gì cần đến một nền cai trị có trách nhiệm càng ngày càng được hiểu là một thứ chính quyền toàn cầu, với một hệ thống đạo lý toàn cầu. Tính cách đôn hậu của vị Thổ Mẫu có thần tính thấm nhập toàn thể tạo sinh được cho là chiếc cầu nối khoảng cách giữa tạo sinh với vị Thiên Chúa Cha siêu việt của Do Thái Giáo và Kitô Giáo, nhờ đó cũng loại trừ đi được cả ý tưởng bị một Hữu Thể như thế phán xét.

Với một nhãn quan về một thứ vũ trụ khép kín bao gồm "Thiên Chúa" cùng với những hữu thể linh thiêng khác kể cả chính chúng ta như thế, chúng ta thấy được nơi đây bao gồm một thứ phiếm thần. Ðây là điểm nồng cốt đã thấm nhập vào tất cả tư tưởng và việc làm của Thời Mới, và là điều kiện cần phải có trước bất cứ hiểu biết nào khác để chúng ta có thể chiều theo một khía cạnh nào đó của linh đạo Thời Mới.

2.3.2.   Nguồn Gốc Chính Yếu của Tư Tưởng Thời Mới

Nguồn gốc chính yếu của tư tưởng Thời Mới được tìm thấy nơi truyền thống thần tri  là những gì được chấp nhận tương đối rộng rãi bởi thành phần trí thức Âu Châu trong thế kỷ 18 và 19. Vấn đề này đặc biệt mạnh mẽ nơi tam điểm, duy linh thuyết, bí nhiệm quyết và thần trị học, những thứ có dính dáng đến một thứ văn hóa bí hiểm. Theo vũ trụ quan này thì những vũ trụ hữu hình và vô hình được liên kết với nhau bằng một loạt những gì tương đương, những gì là tương tự và những gì là ảnh hưởng giữa tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, giữa các thứ kim loại và các hành tinh, giữa các hành tinh và những phần thể khác nhau nơi thân xác con người, giữa những vũ trụ hữu hình và những lãnh giới thực tại vô hình. Thiên nhiên là một hữu thể sống độnhg, bị bắn xuyên qua bởi những cơ cấu thiện cảm và mất thiện cảm, được sinh động bởi một thứ ánh sáng và một thứ lửa bí mật mà loài người tìm cách kiểm soát. Người ta có thể giao tiếp với các thế giới, thượng giới hay hạ giới, bằng việc họ tưởng tượng (một cơ quan của linh hồn hay của tinh thần), hoặc bằng việc sử dụngcác thành phần trung gian (thiên thần, thần linh, ma quỉ), hay bằng các thứ nghi thức.

Con người ta có thể được tham dự vào các mầu nhiệm về các thứ vũ trụ, về Thiên Chúa và về bản thân mình bằng đường lối biến đổi linh thiêng. Ðích điểm từ từ đạt được đó là gnosis, một thể thức cao nhất của kiến thức là những gì tương đương với sự cứu độ.

Khuynh hướng chuyển đổi tâm lý và linh đạo được tỏ hiện mạnh mẽ nơi Phong Trào Năng Lực Nhân Loại khi được phát triển vào cuối thập niên 1960 tại Viện Esalen ở California. Vấn đề tâm lý liên cá thể, một vấn đề bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tôn giáo Ðông Phương cũng như bởi Jung, đã cống hiến cho cuộc hành trình hiện đại một nơi gặp gỡ cho khoa học và thần bí học. Tình trạng căng thẳng được chú trọng về thể lý, việc tìm kiếm những đường lối để vươn giãn tâm thức cũng như việc vun trồng những thứ huyền thoại về tình trạng vô thức chung tất cả đều được khuyến khích tìm kiếm "một Vị Thiên Chúa bên trong" bản thân mình. Ðể hiện thực năng lực của mình, người ta cần phải vượt ra ngoài cái tôi của mình, để trở thành thần linh ởsâu xa nơi mình. Ðiều này có thể thực hiện bằng việc chọn lựa cách trị liệu thích hợp, tĩnh niệm, những cảm nghiệm bán tâm lý, việc sử dụng những loại thuốc ma túy. Ðó là tất cả những cách thức để chiếm đạt "những cảm nghiệm tột đỉnh", những cảm nghiệm "thần bí" được hòa hợp với Thiên Chúa cũng như với vũ trụ.

2.3.3.   Những Ðề Tài Chính Yếu của Thời Mới

Tân Thời, nói một cách xác đáng, không phải là một thứ tôn giáo, nhưng lại hào hứng chú trọng đến những gì được gọi là "thần linh". Thời Mới tự bản chất là một thứ hiệp hội lỏng lẻo về những hoạt động khác nhau, về những tư tưởng và về thành phần (của nó). Bởi thế, không thể nói đến ở đây một điều gì duy nhất nơi Thời Mới như các tín lý của những tôn giáo chính. Tuy thế, và mặc dù có nhiều thứ khác nhau nơi nội bộ Thời Mới, có một số điểm chung sau đây:

- Các thứ vũ trụ được coi như là một tổng thể.

- Nó được tác động bởi một Năng Lực là những gì được đồng hóa với Hồn linh hay Thần Linh;

- Tin tưởng vào tĩnh niệm của các thực thể linh thiêng khác nhau, những con người có khả năng thăng hóa lên những lãnh giới vô hình, hay làm chủ được đời sống của mình sau khi chết.

- Tin tưởng là cần phải có một thứ "kiến thức perennial" là những gì có trước và vượt trổi hơn tất cả mọi tôn giáo và văn hóa

- Con người ta nghe theo những vị sư phụ sáng suốt giác ngộ....

Những gì Tân Thời nói về

... Con Người

Tân Thời tin tưởng sâu xa vào khả năng toàn hảo hóa của con người nhờ những thứ khác nhau về kỹ thuật và trị liệu (phản với quan điềm Kitô Giáo về việc hợp tác với ân sủng thần linh). Tân Thời hầu như đồng ý với chủ trương của Nietzsche là Kitô Giáo đã ngăn cản việc bộc lộ trọn vẹn một thứ nhân loại chân thực. Theo chiều hướng này thì tình trạng trọn hảo có nghĩa là việc đạt tới tình trạng tự viên trọn theo một cấp trật những giá trị do chính chúng ta tạo nên và đạt được bằng sức riêng của mình: bởi đó, người ta có thể nói về một thứ bản thân tự tạo...

2.3.4.   Thời Mới Nói Gì Về

 

2.3.4.1.  ... Con Người?

Những kỹ thuật vươn rộng tâm trí là những gì nhằm mục đích tỏ cho con người thấy được năng lực thần linh của họ; nhờ việc sử dụng năng lực này, con người dọn đường tiến tới Thời Minh Tri. Việc thăng hoa nhân loại ấy là những gì lật ngược mối liên hệ xác thực giữa Tạo Hóa và tạo sinh, mà một trong những hình thức cực đoan của nó là Khuynh Hướng Phò Satan. Satan trở thành một biểu hiệu cho một cuộc phản kháng với những ước định và qui luật, một biểu hiệu thường được bộc lộ qua những hình thức hung hãn, vị kỷ và bạo động. Một số nhóm tin lành đã bày tỏ mối quan tâm về sự hiện diện của tiềm thức về những gì họ nghĩ rằng là biểu hiệu cho Satan ở một số nhạc rock từng ảnh hưởng mạnh mẽ nơi giới trẻ...

... Những đề tài căn bản của nền văn hóa bí hiểm này cũng được thấy cả nơi những lãnh giới chính trị, giáo dục và lập pháp nữa (On this point cf. Michel Schooyans, L'Évangile face au désordre mondial, with a preface by Cardinal Joseph Ratzinger, Paris (Fayard) 1997.). Ðặc biệt là trường hợp liên quan tới vấn đề môi sinh. Việc lấy thể lý làm chính nơi vấn đề quan tâm đến môi sinh là những gì loại bỏ nhãn quan về nhân loại học của Thánh Kinh, một nhãn quan lấy con người làm chính, vì họ được coi như là chủ yếu về phẩm chất đối với các hình thức thiên nhiên khác... Nguồn gốc của nền văn hóa bí hiểm này còn có thể được thấy nơi lý thuyết ý hệ liên quan đến các chính sách kiểm soát dân số, và những vấn đề thí nghiệm nơi kỹ thuật tạo giống là những gì cho thấy con người mơ ước muốn tái tạo sinh mình. Làm sao con người hy vọng có thể thực hiện được việc này? Bằng việc tìm cách mở cái mã số về giống tính, bằng cách thay đổi những qui luật thiên nhiên của phái tính, bằng cách bất chấp những giới hạn của sự chết.

... Con người được sinh ra với một tia sáng thần linh...; tia sáng thần linh này nối kết họ một cách hiệp nhất với Tổng Thể. Bởi thế, họ thực sự được coi là thần linh, mặc dù họ tham dự vào thần tính của vũ trụ này ở những mức độ tâm thức khác nhau. Chúng ta là những vị đồng hóa công, và chúng ta tạo nên chính thực thể của mình.... Thế nhưng chúng ta cần thực hiện một cuộc hành trình để có thể hoàn toàn biết được vị trí xứng hợp của mình nơi tình trạng hiệp nhất của vũ trụ này. Cuộc hành trình ấy là vấn đề tâm lý trị liệu, và việc nhìn nhận tâm thức phổ quát là việc cứu độ. Không có vấn đề tội lỗi; chỉ có vấn đề hiểu biết bất toàn mà thôi. Căn tính của mọi người được tan loãng trong một hữu thể phổ quát cũng như trong một tiến trình liên tục của những cuộc đầu thai luân hồi. Con người bị lụy thuộc vào những sự chi phối định đoạt của các vì tinh tú, nhưng vẫn có thể hướng về thần tính sống động trong họ, khi họ tiếp tục tìm cầu (bằng những kỹ thuật xứng hợp) một thứ hòa hợp hơn nữa giữa bản thân và năng lực thần linh của vũ trụ. Không cần gì tới Mạc Khải và Ơn Cứu Ðộ là những gì đến với con người từ bên ngoài bản thân họ, mà chỉ cần cảm thấy sự cứu độ ẩn kín trong chính mình (tức là vấn đề tự cứu độ lấy mình), bằng việc thông thạo những kỹ thuật về tâm thể lý dẫn đến tình trạng giác ngộ tối hậu.

Trên con đường dẫn đến tình trạng tự cứu độ lấy mình còn có một số giai đoạn sửa soạn (như việc tĩnh niệm, việc điều hòa thân xác, việc xả ra những năng lực tự chữa lành). Những giai đoạn này là khởi điểm cho những tiến trình thần linh hóa, nên hoàn hảo và giác ngộ giúp cho con người đạt tới độ tự chủ hơn nữa và chuyên chú về tâm lý hơn nữa đến "việc biến đổi" cái tôi cá vị thành "tâm thức vũ trụ". Ðịnh mệnh của con người là một chuỗi đầu thai luân hồi liên tục của linh hồn trải qua nơi các thân thể khác nhau. Vấn đề này không được hiểu như là một chu kỳ samsara theo nghĩa thanh tẩy kiểu bị trừng phạt mà là một thứ thăng hóa từ từ đến tình trạng phát triển toàn vẹn năng lực của con người vậy.

Tâm lý được sử dụng để giải thích về việc vươn triển tâm trí như là những cảm nghiệm 'thần bí'. Yoga, zen, việc tĩnh niệm siêu việt và những việc thực hành tantric đều là những gì dẫn đến một thứ cảm nghiệm về tình trạng hoàn trọn bản thân mình hay tình trạng được giác ngộ. Những cảm nghiệm tột đỉnh (như sống lại cuộc hạ sinh của mình, vận hành đến cửa tử thần, phản hồi thể lực, nhẩy múa và thậm chí hút sách - tức bất cứ những gì có thể giúp dẫn đến một tình trạng đổi thay về tâm thức) đều được tin rằng giúp vào việc hiệp nhất và giác ngộ. Vì chỉ có một Tâm Trí duy nhất mà một số người có thể trở thành những thứ đường lối cho những hữu thể cao hơn. Hết mọi phần thuộc hữu thể đại đồng duy nhất này đều liên hệ với mọi phần khác. Ðường lối cố này nơi Thời Mới là một thứ tâm lý liên cá thể bao gồm những quan niệm chính là Tâm Trí Ðại Ðồng, Ðại Ngã, một cái tôi chung cá thể vô thức và là một cái tôi riêng. Ðại Ngã là căn tính thực sự của chúng ta, là chiếc cầu nối giữa Thiên Chúa như là Tâm Trí thần linh với con người. Việc phát triển tâm linh liên hệ với Cái Ðại Ngã này, một đại ngã thắng vượt tất cả mọi hình thức nhị nguyên giữa chủ thể và đối tượng, giữa sự sống và sự chết, giữa tâm lý và thể lý, giữa bản thân và những khía cạnh phân mảnh của bản thân. Nhân cách hữu hạn của chúng ta chẳng khác gì như là một thứ bóng tối hay là một thứ mơ mộng phát xuất từ cái tôi thực sự. Cái Ðại Ngã chất chứa những ký ức của những cuộc (tái) đầu thai luân hồi.

2.3.4.2.  ... Thiên Chúa?

Thời Mới có những đặc tính nổi bật về các tôn giáo Ðông Phương hay các tôn giáo có trước Kitô Giáo, những tôn giáo được phân tích cho rằng không bị lây nhiễm bởi những thứ lệch lạc của Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Bởi thế mà Thời Mới hết sức tôn kính các nghi thức về nông nghiệp cũng như những thứ cúng bái cho được phì nhiêu. 'Gaia', tức vị Thổ Mẫu, được công nhận thay thế cho Vị Thiên Chúa là Cha, Ðấng mang một hình ảnh gắn liền với một quan niệm của cha ông về vai trò thống trị của nữ nhân trên nữ giới. Thời Mới có nói về Thiên Chúa, nhưng Ngài không phải là một vị Thiên Chúa cá thể; vị Thiên Chúa được Thời Mới nói đến đây chẳngn những không phải là một cá thể mà lại chẳng siêu việt nữa. Vị thiên chúa của Thời Mới không phải là Hóa Công và là đấng bảo tồn vũ trụ này, mà là một 'năng lực vô cá vị' tràn lan rên thế giới để hình thành một thứ 'hiệp nhất vũ trụ': 'Tất cả chỉ là một'. Tình trạng duy nhất này là tình trạng đơn thuần, tình trạng phiếm thần, hay đúng hơn bán phiếm thần. Thiên Chúa là 'nguyên lý sự sống', là 'tinh thần hay hồn sống của thế giới', là tổng hợp tất cả tâm thức đang hiện hữu trên thế giới. Ở một nghĩa nào đó, hết mọi sự đều là Thiên Chúa. Sự hiện diện của Thiên Chúa rõ ràng nhất nơi những khía cạnh thiêng liêng của thực tại, bởi thế mà, ở một nghĩa nào đó, tâm trí hay tinh thần là Thiên Chúa.

Khi được con người nam nữ ý thức lãnh nhận thì 'năng lực thần linh' này thường được cho rằng đó là 'năng lực Kitô'. Thời Mới cũng nói về Ðức Kitô, nhưng không có ý nói đến nhân vật Giêsu Nazarét. 'Kitô' là một tước hiệu được áp dụng cho ai đã đạt đến tình trạng nhận thức được vị trí mà họ thấy mình trở thành thần linh bởi đó có thể xưng mình là một 'Sư Phụ chung'. Nhân vật Giêsu Nazarét không phải là Ðức Kitô, chỉ là một trong nhiều nhân vật lịch sử có được bản chất 'Kitô' này mà thôi, như trong trường hợp của Phật Tổ và những vị khác. Hềt mọi cuộc hiện thực hóa bản chất Kitô này theo lịch sử rõ ràng cho thấy rằng tất cả mọi con người đều là thiên linh và thần linh, và đều dẫn họ đến chỗ hiện thực hóa này.

Tầm mức thâm sâu nhất và cá thể nhất ('tâm lý') nhờ đó 'năng lực vũ trụ thần linh' này được con người 'nghe thấy' cũng được gọi là 'Thánh Linh'.

2.3.4.3.  ... Thế Giới?

Việc chuyển từ kiểu cơ khí thuộc vật lý học cổ thời sang kiểu 'holistic' của khoa vật lý tân tiến về nguyên tử và phụ nguyên tử sub-atomic, khoa vật lý được dựa vào quan niệm về vật chất như những triều sóng hay năng lực hơn là những phân tử, là những gì chính yếu đối với nhiều ý nghĩ của Thời Mới. Vũ trụ này là một đại dương năng lực, một tổng thể duy nhất hay một hệ thống của những nối kết. Cái năng lực làm sinh động cơ cấu duy nhất là vũ trụ này đó là 'tinh thần'. Không có sự xê xích này giữa Thiên Chúa và thế giới này. Thế giới tự mình là thần linh và trải qua một tiến trình tiến hóa dẫn đến chỗ từ trạng thái vật chất lì đọng đến trạng thái 'nhận thức cao hơn và trọn hảo'. Thế giới này tự hữu, hằng hữu và tự mãn. Tương lai của thế giới này được căn cứ vào một thứ năng lực nội tại là những gì cần phải tích cực và dẫn tới mối hiệp nhất (thần linh) được hóa giải của tất cả những gì hiện hữu. Thiên Chúa và thế giới, linh hồn và thâ xác, tri thức và tình cảm, trời và đất đều là một thứ rung động bao la duy nhất của năng lực.

Hết mọi sự trong vũ trụ này đều liên hệ với nhau; thật vậy, hết mọi phần của vũ trụ tự mình là hình ảnh của cái tổng thể; cái tổng thế ấy ở trong hết mọi sự và hết mọi sự ở trong tổng thế ấy. Trong cái 'sợi giây dài của hữu thể' này, tất cả mọi hữu thể được liên kết một cách sâu xa và làm nên một gia đình duy nhất ở những cấp độ khác nhau về tiến hóa. Hết mọi người đều là một thứ hologram, tức một hình ảnh của tất cả thiên nhiên tạo vật, trong đó mọi sự rung động theo tần số riêng của mình. Hết mọi con người là một tế bào trong hệ thần kinh chính của trái đất, và tất cả mọi thực thể riêng đều có liên hệ trong việc bổ khuyết lẫn nhau. Thật vậy, có một tính chất bổ khuyết nội tâm hay phái tính nơi toàn thể thiên nhiên tạo vật (Cf. the section on David Spangler's ideas in Actualité des religions nº 8, septembre 1999, p. 43.).

 

 

Chương Ba

 

ThỜi MỚi và Linh ÐẠo Kitô Giáo

 

3.1.  Thời Mới Như Là Một Linh Ðạo

Thời Mới thường được thành phần phát động nó đề cập đến như là một thứ 'linh đạo mới'. Vấn đề có vẻ buồn cười khi gọi nó là 'mới', khi rất nhiều những tư tưởng của nó đã được lấy từ nhưng tôn giáo và văn hóa cổ thời. Thế nhưng, cái thực sự mới ở đây là Thời Mới là một cuộc ý thức tìm cầu những gì thay thế cho văn hóa Tay Phương cùng với những căn gốc đạo lý theo Do Thái Giáo và Kitô Giáo của nền văn hóa này. Theo chiều hướng này thì 'linh đạo' ám chỉ về một thứ cảm nghiệm nội tại về tình trạng hòa hợp và hiệp nhất với toàn thế thực tại, một cảm nghiệm hàn gắn những cảm giác về sự bất toàn và hữu hạn của mình. Con người nhận thức được mối liên hệ sâu xa của mình với sức mạnh hay với năng lực linh thánh của vũ trụ là trọng tâm của tất cả mọi sự sống. Khi họ khám phá ra như thế thì con người nam nữ mới có thể bắt đầu con đường nên trọn lành, một con đường sẽ giúp cho họ có thể giải quyết cuộc sống riêng tư của họ cùng với mối liên hệ của họ với thế giới, để chiếm được vị thế trong tiến trình hoàn vũ của việc trở thành cũng như trong Cuộc Khởi Nguyên Mới của một thế giới liên tục biến đổi. Thành quả xẩy ra đó là một thứ thần bí vũ trụ (Cf. Carlo Maccari, “La 'mistica cosmica' del New Age”, in Religioni e Sette nel Mondo 1996/2.) được căn cứ vào việc conn người ý thức được cái burgeoning vũ trụ với các năng lực sinh động. Bởi thế mà năng lực vũ trụ, việc rung động, ánh sáng, Thiên Chúa, tình yêu, thậm chí ngay cả Bản Thể tối thượng, tất cả đều nói đến một thực tại giống nhau, một nguồn mạch nguyên khôi hiện hữu nơi hết mọi hữu thể.

Linh đạo này gồm có 2 yếu tố khác biệt, một yếu tố về siêu hình học và một yếu tố về tâm lý học. Yếu tố siêu hình học phát xuất từ những căn gốc về bí hiểm và thần tri của Thời Mới, và theo căn bản là một hình thức mới của kiến thức linh ứng. Con đường tiến đến chỗ thần linh là nhờ kiến thức về những mầu nhiệm kín mật, nơi mỗi việc cá nhân tìm cầu 'cái hiện thực ở đằng sau những gì chỉ là ngoại diện, cái căn gốc bên ngoài thời gian, cái siêu việt bên ngoài những gì chỉ thuần túy nổi nang, cái truyền thống nguyên khôi hơn là truyền thống chỉ kéo dài ngắn hạn, tha nhân hơn là bản thân, thần tính của vũ trụ hơn là cá nhân nhập thể". Linh đạo bí hiểm "là một cuộc tra vấn về Hữu Thể vượt trên tình trạng biệt phân của các hữu thể, một thứ hoài vọng về tình trạng hiệp nhất đã bị mất đi" (Jean Vernette, “L'avventura spirituale dei figli dell'Acquario”, in Religioni e Sette nel Mondo 1996/2, p. 42f.).

Yếu tố về tâm lý học của loại linh đạo này bắt nguồn từ cuộc hội ngộ giữa văn hóa bí hiểm và tâm lý bí hiểm (cf. 2.32). Thời Mới bởi thế trở thành một cảm nghiệm của cuộc biến đổi tâm lý và tinh thần của con người là những gì được coi như cảm nghiệm tôn giáo. Ðối với một số người thì cuộc biến đổi này mặc hình thức của một thứ cảm nghiệm thần bí sâu xa, sau khi trải qua một cuộc khủng hoảng về bản thân hay một cuộc tìm kiếm thiêng liêng dài lâu. Ðối với những người khác thì cuộc biến đổi này phát xuất từ việc sử dụng vấn đề tĩnh niệm hay từ một thứ trị liệu nào đó, hoặc từ những cảm nghiệm bán bình thường là cảm nghiệm làm đổi thay những tình trạng tâm thức và làm sáng tỏ mối hiệp nhất của thực tại (Cf. J. Gordon Melton, New Age Encyclopedia, Detroit (Gale Research) 1990, pp. xiii-xiv.).

3.4.  Thần Bí Kitô Giáo và Thần Bí Thời Mới

Ðối với Kitô hữu thì đời sống thiêng liêng là việc liên hệ với Thiên Chúa được dần dần gắn bó hơn nhờ ân sủng của Ngài, và trong tiến trình ấy đời sống này còn sáng tỏ nơi mối liên hệ của chúng ta với anh chị em đồng hữu của chúng ta cũng như với vũ trụ. Linh đạo, theo ý tứ của Thời Mới, nghĩa là việc cảm nghiệm thấy những trạng thái của tâm thức được chi phối bởi một cảm quan hợp hòa và tan hòa với Tổng Thể. Bởi thế thứ "thần bí" này không hướng đến cuộc hội ngộ với vị Thiên Chúa siêu việt trong một tình yêu trọn hảo, mà là đến một cảm nghiệm phát xuất nhờ việc qui về bản thân mình, một cảm quan hồ hởi được nên một với vũ trụ, một cảm quan để cho cái cá nhân của mình chìm vào đại dương Hữu Thể (Cf. the document issued by the Argentine Bishops' Conference Committee for Culture: Frente a una Nueva Era. Desafío a la pastoral en el horizonte de la Nueva Evangelización, 1993.) 

Ðiều khác biệt cốt yếu này hiện lên rõ ràng nơi tất cả mọi mức độ so sánh giữa thần bí Kitô Giáo và thần bí Thời Mới. Ðường lối thanh tẩy của Thời Mới được căn cứ vào việc ý thức được tình trạng bất ổn hay bất hòa là những gì cần phải được thắng vượt bằng cách chìm ngập vào Tổng Thể. Ðể được hoàn cải, con người cần sử dụng những kỹ thuật giúp cảm nghiệm được tình trạng sáng suốt minh tường. Ðiều này biến đổi tâm thức của con người và hướng họ đến chỗ giao tiếp với thần tính là những gì được cho là yếu tính sâu xa nhất của thực tại.

Những kỹ thuật và những phương pháp được cống hiến đây, theo đường lối tôn giáo tan hòa thấp nhập, một đường lối không có một quan niệm nào về Thiên Chúa ngôi vị, là những gì phát triển 'từ hạ giới'. Mặc dù chúng bao gồm chiều hướng đi xuống thẳm cung cõi lòng hay linh hồn của con người, chúng cũng là một việc làm thực sự phàm nhân của con người muốn tìm cách vươn lên thần tính bằng nỗ lực riêng của mình. Chúng cũng thường có chiều hướng 'đi lên' ở lãnh vực tâm thức cho tới những gì được hiểu là một thứ ý thức thanh thoát về 'vị thần linh nội tại'. Không phải là hết mọi người đều có thể sử dụng những thứ kỹ thuật ấy, những thứ kỹ thuật mang lại những lợi ích cho riêng 'thành phần quí tộc' tâm linh diễm phúc.

Tuy nhiên, yếu tố thiết yếu theo đức tin Kitô Giáo đó là việc Thiên Chúa xuống với tạo vật của Ngài, nhất là với thành phần khiêm hèn nhất, với những ai yếu kém nhất và thiếu may mắn nhất xét về các thứ giá trị của "trần gian". Có những kỹ thuật thiêng liêng hữu dụng cần phải biết, thế nhưng Thiên Chúa có thể thông qua chúng hay thực hiện không cần có chúng. Phương pháp để tiến đến gần Thiên Chúa hơn (của Kitô Giáo) không căn cứ vào bất cứ một thứ kỹ thuật nào theo nghĩa chặt của từ ngữ. Bằng không sẽ tương phản với tinh thần thơ trẻ theo Phúc Âm. Cốt lõi của khoa thần bí Kitô Giáo không phải là kỹ thuật, mà bao giờ cũng là một ân ban của Thiên Chúa; và những ai được hưởng ích lợi bởi ân ban này đều biết rằng mình là kẻ bất xứng" (Congregation for the Doctrine of the Faith, Orationis Formas, 23.).

Ðối với Kitô hữu thì việc hoán cải là việc quay về với Cha, nhờ Con, bằng việc đơn thành đáp ứng quyền năng của Thánh Linh. Con người càng tiến triển trong mối liên hệ giữa họ với Thiên Chúa, một mối liên hệ bao giờ và thế nào đi nữa vẫn là một ân ban nhưng không, thì họ càng cần phải xa lánh tội lỗi, xa lánh tình trạng tham lam thiêng liêng và vui thỏa bản thân là tất cả những gì gây ngăn trở cho việc tin tưởng phó mình cho Thiên Chúa và hướng về anh chị em tha nhân của mình.

Tất cả những kỹ thuật suy niệm cần phải được gột rửa cho sạch những gì là giả tưởng và kiêu hãnh. Việc cầu nguyện của Kitô Giáo không phải là một thứ thực hành trong việc chiêm ngưỡng chính mình, trong tình trạng ngưng đọng và rỗng thân, mà là một cuộc trao đổi yêu thương, một thứ trao đổi yêu thương "bao gồm thái độ hoán cải, một cuộc thoát ly từ 'cái tôi' đến 'Ngài' Thiên Chúa" (Ibid.,3. See the sections on meditation and contemplative prayer in the Catechism of the Catholic Church, §§. 2705-2719.). Cuộc trao đổi yêu thương này dẫn con người đến chỗ càng ngày càng hoàn toàn phó mình cho ý muốn của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta được mời gọi đến chỗ liên kết sâu xa và chân thực với anh chị em của chúng ta" (Cf. Congregation for the Doctrine of the Faith, Orationis Formas, 13.).

 

 

Chương Bốn

 

ThỜi MỚi và ÐỨc Tin Công Giáo Tương PhẢn

 

.........

(Quan niệm của Thời Mới về Thiên Chúa) là những gì rất khác với kiến thức Kitô Giáo về Thiên Chúa là Ðấng tạo thành trời đất và là nguồn mạch của tất cả mọi sự sống có ngôi vị. Tự mình Thiên Chúa là một vị Thiên Chúa ngôi vị, Cha, Con và Thánh Thần, Vị Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ này để chia sẻ sự hiệp thông sự sống của Ngài với các ngôi vị tạo sinh. "Thiên Chúa, Ðấng 'ngự trong ánh sáng siêu phàm', muốn thông sự sống thần linh của mình cho con người là thành phần đã được Ngài tự do dựng nên, để thừa nhận họ làm con cái nơi Người Con duy nhất của Ngài. Bằng việc tỏ bản thân mình ra, Thiên Chúa muốn làm cho họ có thể đáp ứng Ngài, nhận biết Ngài và mến yêu Ngài vượt trên khả năng tự nhiên riêng của họ" (Catechism of the Catholic Church, 52). Thiên Chúa không đồng hóa với nguyên lý Sự Sống được hiểu như 'Thần Linh' hay 'năng lực căn bản' của vũ trụ mà là một tình yêu hoàn toàn khác với thế giới song lại hiện diện một cách sáng tạo nơi tất cả mọi sự và dẫn con người đến ơn cứu độ.

.........

Theo Truyền Thống Kitô Giáo thì Chúa Giêsu Kitô là nhân vật Giêsu Nazarét được các Phúc Âm nói tới, là con Ðức Maria và là Người Con duy nhất của Thiên Chúa, là người thật và là Thiên Chúa thật, là tất cả mạc khải của sự thật thần linh, là Ðấng Cứu Tinh độc nhất vô nhị của thế giới: "vì chúng tôi Người đã chịu đóng đanh vào thời quan Phongxiô Philatô; Người đã chịu khổ nạn, tử giá và táng xác. Vào ngày thứ ba Người đã sống lại như lời Thánh Kinh; Người đã lên trời ngự bên hữu Chúa Cha" (The Nicene Creed).

..........

Ðường lối của Kitô giáo được phát triển từ những giáo huấn của Thánh Kinh về bản tính con người; con người nam nữ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài (Gen 1:27), và Thiên Chúa hết sức để ý đến họ, đến nỗi khiến cho vị tác giả Thánh Vịnh phải ngỡ ngàng (cf. Ps 8). Con người là một mầu nhiệm hoàn toàn được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô (cf. GS 22), và thực sự chuyên chính trở thành người một cách xứng hợp trong việc họ liên hệ với Chúa Kitô nhờ tặng ân Thần Linh (Cf. Catechism of the Catholic Church, §§ 355-383.) Ðó hoàn toàn không phải là một bức hí họa về thuyết nhân trung được gán cho Kitô Giáo bị nhiều tác giả cũng như thành phần sống Thời Mới bác bỏ.

............

Ðối với Kitô Giáo thì ơn cứu độ tùy thuộc ở việc thông dự vào cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như vào mối liên hệ trực tiếp của bản thân với Thiên Chúa hơn là vào bất cứ một kỹ thuật nào. Tình trạng của con người, bị ảnh hưởng bởi nguyên tội cũng như tư tội, chỉ có thể được canh cải bởi tác động của Thiên Chúa mà thôi: tội lỗi là những gì xúc phạm đến Thiên Chúa, nên chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể hòa giải chúng ta với chính mình Ngài. Theo dự án cứu độ thần linh thì loài người đã được cứu độ bởi Chúa Giêsu Kitô, Ðấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, là vị trung gian duy nhất cho việc cứu chuộc. Nơi Kitô Giáo ơn cứu độ không phải là một cảm nghiệm về bản thân mình, một thứ cư trú tĩnh niệm và trực giác nơi bản thân mình, song còn hơn thế nữa, là việc thứ tha tội lỗi, là việc được thoát ly khỏi những bấn loạn sâu xa nơi bản thân mình, và là một tình trạng bình lặng của bản tính nhờ tặng ân được hiệp thông với một vị Thiên Chúa yêu thương. Con đường tiến đến ơn cứu độ không phải chỉ được tìm thấy nơi một thứ tự mình biến đổi về tâm thức, mà là nơi việc được giải thoát khỏi tội lỗi cùng những hậu quả của nó là những gì từ đó khiến chúng ta chống lại tội lỗi nơi bản thân mình cũng như trong xã hội quanh chúng ta. Ơn cứu độ cần phải thúc đẩy chúng ta tiến đến chỗ yêu thương đoàn kết với anh chị em tha nhân cần chúng ta giúp đỡ.

...............

Theo giáo huấn Kitô Giáo Chúa Giêsu là "Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Jn 14:6). Thành phần môn đệ của Người cần phải hướng cả đời sống của mình về Người cũng như về các giá trị của Người, nói cách khác, về một loạt những đòi hỏi khách quan là những gì thuộc về một thực tại khách quan mọi người thực sự đều có thể biết được.

............

Những điều thực hành (về việc cầu nguyện) của Thời Mới thực sự không phải là nguyện cầu, ở chỗ, những thứ thực hành này thường là vấn đề của việc nhận thức nội tâm hay việc liên hợp với năng lực của vũ trụ, phản lại với chiều hướng lưỡng diện của việc nguyện cầu của Kitô Giáo là tác động bao gồm việc nhận thức nội tâm mà nhất là còn là một cuộc hội ngộ với Thiên Chúa. Không phải chỉ là một nỗ lực của loài người, thần bí học Kitô Giáo thực sự là một cuộc trao đổi "bao gồm thái độ hoán cải, một thứ thoát ly từ 'cái tôi' tới 'cái ngài' Thiên Chúa" (Congregation for the Doctrine of the Faith, Orationis Formas, 3.). "Kitô hữu, cho dù ngay cả khi họ nguyện cầu một mình trong âm thầm kín đáo, họ vẫn ý thức rằng họ bao giờ cũng cầu nguyện cho thiện ích của Giáo Hội, bằng sự liên kết với Chúa Kitô, trong Thánh Linh và cùng với tất cả các thánh nhân"  (Ibid.,7.).

...............

Theo quan điểm Kitô Giáo thì "chỉ có ánh sáng Mạc Khải thần linh mới có thể làm sáng tỏ thực tại về tội lỗi, nhất là thứ tội đã vấp phạm từ ban đầu của loài người. Không có kiến thức được Mạc Khải từ Thiên Chúa ấy, chúng ta không thể nhận thấy tội lỗi một cách rõ ràng và có khuynh hướng giải thích nó thuần túy như là một thứ rạn nứt tăng trưởng, một thứ yếu kém về tâm lý, một thứ lầm lẫn, hay là cái hậu quả tất yếu của một cấu trúc xã hội thiếu hụt v.v. Chỉ khi nào nhận thức được dự án của Thiên Chúa đối với con người, chúng ta mới có thể thấu triệt được rằng tội lỗi là một thứ lạm dụng tự do được Thiên Chúa ban cho những con người tạo sinh để họ có thể kính mến Ngài và yêu thương nhau" (Catechism of the Catholic Church, § 387.). Tội lỗi là những gì phạm đến lý trí, sự thật và lương tâm ngay chính; nó là tình trạng thua bại trước tình yêu chân thực đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân, gây ra bởi một thứ dính bén bại hoại với các thứ sản vật nào đó. Nó làm tổn thương bản tính của con người và tổn hại đến tình đoàn kết... (John Paul II, Apostolic Letter on human suffering “Salvifici doloris” [11 February 1984], 19.). Tội lỗi là những gì phạm đến Thiên Chúa... tội lỗi chống lại tình yêu Thiên Chúa giành cho chúng ta và làm cho chúng ta trở mặt với tình yêu này... Bởi thế tội lỗi là "việc yêu bản thân mình đến độ khinh khi Thiên Chúa" (Catechism of the Catholic Church, § 1850.)

..........

Cả vấn đề hiệp nhất với vũ trụ lẫn việc đầu thai luân hồi đều bất khả dung hòa với những gì  Kitô Giáo tin rằng mỗi một con người là một hữu thể khác biệt, sống một cuộc đời duy nhất, một cuộc đời họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm: việc hiểu về con người này dẫn đến vấn đề trách nhiệm và tự do. Kitô hữu biết rằng "nơi thập giá của Chúa Kitô, chẳng những việc cứu chuộc được hoàn tất bằng đau khổ mà chính đau khổ của con người cũng được cứu chuộc nữa. Chúa Kitô, tự mình hoàn toàn vô tội, đã đích thân gánh lấy 'tất cả những gì là xấu xa của tội lỗi'. Kinh nghiệm cảm thấy về những gì là xấu xa này đã làm nên nỗi khổ đau khôn sánh của Chúa Kitô, một nỗi khổ đau đã trở nên giá cứu chuộc... Ðấng Cứu Chuộc đã chịu khổ thay cho con người và vì con người. Hết mọi người đều nhận được phần của mình nơi ơn cứu chuộc này. Mỗi một người cũng được kêu gọi để thông phần vào nỗi khổ đau đã giúp hoàn thành ơn cứu chuộc ấy. Bằng việc dùng khổ đau mang lại ơn cứu chuộc, Chúa Kitô cũng đã thăng hóa khổ đau của con người đến tấm mức cứu chuộc. Bởi thế, nơi khổ đau của mình, mỗi người cũng có thể trở thành kẻ được thông phần vào nỗi khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô" (John Paul II, Apostolic Letter on human suffering “Salvifici doloris” [11 February 1984], 19.).

..........

Ở đâu có yêu thương thực sự ở đó phải có một tha (nhân) khác. Một Kitô hữu chân thực tìm kiếm mối hiệp nhất nơi khả năng và tự do của tha nhân trong việc họ đáp ứng 'thuận' hay 'chống' với tặng ân yêu thương. Nơi Kitô Giáo, việc kết hiệp được coi như hiệp thông, việc hiệp nhất được coi là cộng đồng.

.............

Kitô hữu liên lỉ ở trong tình trạng tỉnh thức, sẵn sàng chờ đón ngày cùng tháng tận là lúc Chúa Kitô sẽ tái giáng; Thời Mới của họ được bắt đầu từ 2000 năm trước đây với Chúa Kitô là chính "Giêsu Nazarét; Ðấng là Lời Chúa hóa thân làm người vì phần rỗi của tất cả loài người". Thánh Linh của Người hiện diện và sinh động nơi con tim của con người, nơi "xã hội và lích sử, nơi các dân tộc, các nền văn hóa cũng như các tôn giáo". Thật vậy, "Thần Linh của Cha, được Con tuôn đổ tràn lan, là hồn sống của tất cả mọi sự" (Cf. John Paul II, Encyclical Letter Redemptoris Missio [7 December 1990], 6, 28, and the Declaration Dominus Jesus [6 August 2000] by the Congregation for the Doctrine of the Faith, 12.). Chúng ta đang sống trong những thời buổi cuối cùng.

 

 

Chương Năm

 

Chúa Giêsu Kitô CỐng HiẾn Cho Chúng Ta ThỨ NưỚc SỰ SỐng

 

Nền tảng duy nhất của Giáo Hội là Ðức Giêsu Kitô, Chúa của Giáo Hội. Người là tâm điểm của hết mọi hoạt động của Kitô Giáo cũng như của hết mọi sứ điệp Kitô Giáo. Bởi thế Giáo Hội liên lỉ quay về để gặp gỡ Chúa của mình. Các Phúc Âm đã nói về nhiều cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, từ những mục đồng ở Bêlem đến hai kẻ trộm bị đóng đanh với Người, từ những vị tiền bối khôn ngoan lắng nghe Người trong Ðền Thờ đến các môn đệ buồn khổ đi về làng Emmau. Thế nhưng, có một đoạn cho thấy hết sức rõ ràng về những gì Người cống hiến cho chúng ta, đó là câu truyện về việc Người gặp gỡ người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp ở đoạn 4 Phúc Âm Thánh Gioan; đoạn này thậm chí được diễn tả như là "một kiểu mẫu cho việc chúng ta giao tiếp với sự thật" (Helen Bergin o.p., “Living One's Truth”, in The Furrow, January 2000, p. 12.). Cảm nghiệm về cuộc gặp gỡ một con người lạ mặt cống hiến cho chúng ta nước sứ sống là chìa khóa mở lối cho Kitô hữu có thể và cần phải làm sao để dấn thân đối thoại với bất cứ ai chưa biết đến Chúa Giêsu. 

Một trong những yếu tố hấp dẫn nơi trình thuật của Thánh Gioan về cuộc gặp gỡ này đó là cần phải mất một thời gian mới làm cho người phụ nữ ấy thoáng thấy được những gì Chúa Giêsu muốn nói về thứ nước "sự sống", hay nước 'hằng sống' (câu 11). Chính vì thế, chính vì chị đã tỏ ra ngỡ ngàng, chẳng những trước bản thân của nhân vật lạ mặt mà còn trước sứ điệp của Người nữa, mà chị đã lắng nghe. Sau khi chị thoạt cảm thấy xúc động ở chỗ thấy rằng Chúa Giêsu biết về chị ("Chị nói đúng 'tôi không có chồng': vì chị đã có 5 đời chồng, và người đang sống với chị hiện nay cũng không phải là chồng của chị; chị quả thực là nói đúng đó" - câu 17-18), chị đã hoàn toàn cởi mở trước lời Người nói: "Tôi thấy rằng ngài là một vị tiên tri" (câu 19). Cuộc đối thoại về việc tôn thờ Thiên Chúa bắt đầu: "Các người tôn thờ những gì các người không biết; còn chúng tôi tôn thờ những gì chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái" (câu 22). Chúa Giêsu đã đánh động lòng chị nhờ đó đã dọn lòng chị lắng nghe những gì Người nói về Bản Thân Người là Ðấng Thiên Sai: "Tôi là Ðấng đang nói với chị đây - Tôi chính là Ngài" (câu 26), dọn lòng cho chị hướng lòng chị về việc tôn thờ chân thật trong Thần Linh cũng như về việc tự tỏ mình ra của Chúa Giêsu là Ðấng Thiên Chúa Xức Dầu.

Người phụ nữ này "đã bỏ gầu nước xuống, chạy vội vào thành nói cho dân chúng biết" tất cả mọi sự về con người ấy (câu 28). Tác dụng mạnh mẽ trên người phụ nữ này bởi cuộc gặp gỡ của chị với con người lạ mặt khiến cho họ tò mò đến nỗi, cả họ nữa cũng "bắt đầu tuốn đến cùng Người" (câu 30). Chẳng mấy chốc họ đã chấp nhận sự thật về căn tính của Người: "Giờ đây chúng tôi không còn tin tưởng bởi những gì chị nói với chúng tôi nữa; chính chúng tôi đã nghe Người và chúng tôi nhận ra rằng Người thực sự là đấng cứu thế" (câu 42). Họ đã tiến từ chỗ nghe về Chúa Giêsu đến nhận biết Người một cách riêng tư, đoạn hiểu được tầm vóc quan trọng phổ cập của căn tính Người. Tất cả những điều này xẩy ra là vì lý trí của họ, tâm can của họ và hơn thế nữa đều dự phần.

Sự kiện về việc câu truyện này xẩy ra bên một bờ giếng cũng là một sự kiện quan trọng. Chúa Giêsu ban cho người phụ nữ này "một mạch nước... vọt lên sự sống đời đời" (câu 14). Ðường lối nhân ái được Chúa Giêsu sử dụng để đối xử với người phụ nữ ấy là một khuôn mẫu cho việc hiệu năng về mục vụ, giúp cho kẻ khác biết thành thực mà không cảm thấy nhức nhối trong tiến trình khó khăn nhận biết chính mình ("Người đã nói với tôi mọi sự tôi đã làm" - câu 39). Phương cách này có thể làm trổ sinh một mùa gặt dồi dào liên quan đến con người là thành phần có thể bị thu hút đến nơi chứa nước (Aquarius) nhưng cũng là người vẫn thực sự tìm kiếm chân lý. Họ cần phải được mời gọi để lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng hiến ban cho chúng ta không phải chỉ là một cái gì đó làm giãn cơn khát của chúng ta hôm nay đây, mà còn những gì sâu thẳm thiêng liên kín mật của 'nước hằng sống'. Cần phải nhận thấy cái chân tình của con người tìm kiếm chân lý; không có vấn đề lừa đảo hay tự dối mình ở đây. Cũng cần phải nhẫn nại nữa, như nhà giáo dục lành nghề nào cũng biết. Con người được sự thật chiếm đoạt liền trở thành nhiệt thành bởi một cảm quan hoàn toàn mới mẻ về tự do, nhất là từ những thất bại và hãi sợ quá khứ, để rồi "con người nỗ lực biết mình, như người phụ nữ bên bờ giếng, sẽ làm cho kẻ khác cũng cảm thấy ước mong nhận biết một sự thật giải phóng họ nữa" (Cf. P. Heelas, op. cit., p. 138.).

Lời mời gọi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, Ðấng chất chứa nước sự sống, sẽ gây tác dụng hơn nữa nếu nó được vang lên bởi con người rõ ràng đã được cuộc hội ngộ giữa họ với Chúa Giêsu hoàn toàn tác dụng, vì lời mời gọi này không phải được vang lên bởi con người chỉ nghe về Người, mà là bởi con người tin rằng "Người thực sự là Ðấng Cứu Thế" (câu 42). Ðó là vấn đề hãy để cho con người hãy phản ứng theo đường lối của họ, theo hoàn cảnh của họ, cũng như để cho Thiên Chúa thực hiện những gì còn lại vậy.

 

 

Chương Bảy

 

7.1. Một Số Công Thức Ngắn của Các Tư Tưởng Thời Mới

 

William Bloom's 1992 formulation of New Age quoted in Heelas, p. 225f.: 

Heelas (p. 226) Jeremy Tarcher's “complementary formulation”. 

  1. Thế giới, bao gồm cả loài người, là những gì tạo nên việc thể hiện của một bản tính thần linh cao cả hơn và toàn vẹn hơn.

  2. Ẩn kín nơi mỗi con người là một linh ngã lớn lao hơn, một linh ngã là biểu lộ của một bản tính thần linh cao cả hơn và toàn vẹn hơn.

  3. Bản tính cao cả hơn này có thể tỉnh giấc và có thể trở thành tâm điểm cho cuộc sống thường nhật của con người.

  4. Việc thức giấc này là lý do hiện hữu của mỗi một sự sống.

David Spangler is quoted in Actualité des religions nº 8, septembre 1999, p. 43, on the principal characteristics of the New Age vision, which is: (về những đặc tính chính yếu của nhãn quan Thời Mới, đó là:)